Saturday, November 07, 2009

Chuyện Búi Chỉ

  • Phần 1, Câu chuyện về những Sợi chỉ Cuộn tròn (The Story of Folding Threads): Tự thuở sơ khai, những con chữ, các ký tự nằm rời rạc nhau, chưa có ý nghĩa. Sau đó, chúng được ghép lại với nhau tạo thành từ, rồi nhiều từ nối tiếp nhau tạo thành câu, câu nối câu tạo nên đoạn văn, v.v. Từ khi được "xỏ xâu", những con chữ mới bắt đầu mang theo ý nghĩa. Nhưng những xâu ký tự đó cứ được sinh ra nhiều vô số, và cứ dài ra đến vô tận, không thể nào cất giữ được. Thế là người ta nghĩ cách "buộc túm" chúng tại với nhau thành 1 cho các phần giống nhau của các xâu chụm lại thành 1, và thế là ta có "cây". Như vậy là có thể "xách cả bó đi 1 lượt" được rồi. Nhưng chúng vẫn còn lòng thòng, và có những xâu dài đến gần như vô tận. Thế nên người ta lại nghĩ cách cuộn chúng lại cho gọn hơn, các bó (cây) con đồng dạng với nhau được ghép chung lại thành 1 cục, tạo nên trạng thái. Vậy là bó chỉ đó đã co lại thành một búi, gồm một mớ các trạng thái (nút) liên kết chằng chịt với nhau, gọi là máy trạng thái. Búi chỉ này đủ gọn để bỏ vào túi được rồi!

    Tương tự như vậy, thưở sơ khai bên thế giới vật lý cũng có các điện tử lạc lõng rời rạc chưa làm nên tích sự gì. Từ khi con người biết "thổi" chúng vào thành một luồng (dòng điện) thì chúng mới phát huy tác dụng. Những dòng điện này được "cuộn tròn" lại tạo nên các trạng thái, những trạng thái độc lập khi đòng điện của chúng được khép kín. Người ta ghép rất nhiều trạng thái lại với nhau tạo thành máy tính, và cho nó một dòng điện để hoạt động. Dòng điện này đi tới đâu thì nối với dòng dòng điện khép kín của trạng thái tới đó, tương tác với nó, mở nó ra, và làm cho trạng thái thay đổi, tức chuyển trạng thái. Và dòng điện nuôi sống cỗ máy ấy cũng chính là luồng của sự sống!

  • Phần 2, Sự Tiến hoá của những Búi Chỉ (The Evolution of Thread Folds): Những búi chỉ ban đầu còn nhỏ gọn (bỏ túi được), nhưng càng ngày càng nở ra, càng trở nên hỗn độn bùi nhùi... Thế là người ta phải tách những phần đồng dạng đơn giản nhưng xuất hiện phổ biến ra thành các búi nhỏ, được gọi là dữ liệu (biến, bộ nhớ), và phần phức tạp còn lại được gọi là chương trình. Việc phân tách này đã làm giảm kích thước búi chỉ một cách đáng kể (theo cấp số nhân). Chương trình là búi chỉ bùi nhùi phức tạp nhất và giữ vai trò "đầu não" điều khiển những búi dữ liệu đơn giản hơn giữ vai trò "cơ bắp". Đến lượt mình, chương trình cũng phình to ra và đến khi có những phần lặp lại, nó lại bị tách ra thành các module, gọi là thủ tục / hàm.

    Khi hệ thống phát triển thì không những chương trình mà dữ liệu cũng phải được module hoá, một mớ dữ liệu với một mớ hàm được đóng gói lại thành một module gọi là đối tượng. Và khi có nhiều luồng sống cùng tồn tại trên một tập hợp các đối tượng thì chúng lại bị phân hoá ra làm 2 loại: các sinh thể (đối tượng hữu tri, hay "chúng sanh" theo ngôn ngữ Phật) và các đối tượng vô tri (hay "vật thể").

  • Bonus, Luồng (của sự) Sống (The Threads of Life): Luồng sống, luồng vận động, hay dòng thời gian là một khái niệm diễn tả sự sống. Ở mức trừu tượng nhất, nó là sự chuyển trạng thái. Nếu trạng thái là khái niệm tĩnh thì luồng sống là khái niệm động: Nó bắt đầu từ trạng khái khởi đầu và đi xuyên qua các trạng thái, đi tới đâu thì tạo nên sự chuyển trạng thái tới đó. Nhưng ranh giới động/tĩnh này chỉ có nghĩa khi ta xét phạm vi ngoài trạng thái. Chứ thực ra trong mỗi trạng thái đều có 1 luồng sống đang khép kín nằm ngủ, gọi là luồng sống nội tại. Khi cái luồng sống bên ngoài đến với mỗi trạng thái thì nó không làm gì khác ngoài việc mở vòng kín của luồng sống nội tại (đánh thức nó) và nối tiếp vào một đầu của nó. Khi đó, trạng thái "thức dậy" và hoà luồng sống của mình với luồng sống chung. Khi đầu kia của luồng sống thoát ra khỏi trạng thái và chuyển sang trạng thái khác thì ta có sự chuyển trạng thái, và trạng thái cũ "ngủ" trở lại với luồng sống nội tại khép kín của mình.

Ngoài ra, trong thế giới sinh vật cũng có những búi chỉ cuộn tượng tự: Những acid amin được xỏ xâu lại với nhau thành các chuỗi polypeptid, chuỗi này xoắn lại với nhau thành cấu trúc xoắn kép hoặc gấp lại thành những tấm xếp, rồi những cấu trúc này lại gấp cuộn lại với nhau thành những khối protein 3 chiều, và những khối này còn có thể gắn kết lại với nhau tạo thành những khối protein to hơn nữa.



















[from EducationalTrainingVideos]

--------------

Tham khảo:

- Các hình búi chỉ lấy từ 3-Dimensional Fiber Work by Tina Koyama
- Về protein: Protein Structure @ The Biotechnology Project, TANPAKU Project